Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi tại nhà


Biểu hiện của bệnh viêm phổi rất rõ ràng. Giảm lưu thông đường thở do tiết đờm rãi nhiều do nhiễm khuẩn. Mất nhiều năng lượng do tăng thở và ho. Mất nước do sốt và tăng thở càng sốt cao, càng thở nhanh, càng mất nước nhiều.


Vậy cần chăm sóc bệnh nhân bị viêm phổi như thế nào để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn. Tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân. Giảm mất năng lượng cho bệnh nhân, bổ sung nước không để mất nước. Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh. Điều dưỡng cần phải tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách.


Thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân dùng nhiều nước (2-3 lít/ngày) để làm loãng đờm và dễ long đờm, dùng nhiều nước còn bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh. Có thể bổ sung nước trái cây hoặc sinh tố trái cây cho bệnh nhân.


benh-viem-phoi-5

 Bệnh viêm phổi nên chăm sóc như thế nào?


Ngoài bổ sung nước và thông đường thở nên làm ẩm và nóng không khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm có thể bảo bệnh nhân đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua môi khép kín.


Khi bệnh nhân ho cũng cần lưu ý. Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước vì tư thế thẳng vuông góc cho phép ho mạnh hơn. Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho. Hít vào chậm qua mũi thở ra qua môi mím. Ho 2 lần trong mỗi lần thở ra trong khi co cơ bụng đúng lúc ho. Tránh quá sức khi ho sẽ gây tổn thương cho phổi.


Nếu bệnh nhân bị khó thở có thể cho thở oxy nếu có chỉ định, cần theo dõi hiệu quả của thở oxy và nồng độ oxy. Dẫn lưu đờm theo tư thế: kết hợp vỗ và rung lồng vòng một để tống đờm ra ngoài. Sau khi dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ và rung lồng vòng một bảo bệnh nhân thở sâu và ho mạnh để tống đờm ra ngoài, đờm nhiều không thể ho hiệu quả được có thể hút đờm rãi cho bệnh nhân.


Nên để bệnh nhân bị viêm phổi nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, nằm tư thế Fowler và thay đổi tư thế thường xuyên. Cho thuốc giảm ho và giảm đau nếu có chỉ định.


Quan sát và theo dõi thường xuyên thể trạng người bệnh, tình trạng tinh thần mệt mỏi, chán ăn. Các dấu hiệu nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi dơ, mắt trũng, sốt. Khó thở có thể xuất hiện sau vài giờ, tím môi tùy thuộc vào mức độ bệnh, khó thở có thể nặng và diễn tiến xấu.


Nến có chế độ chăm sóc bệnh nhân hiệu quả.



Link nguồn



https://healthbeautyvn.info/cach-cham-soc-benh-nhan-mac-benh-viem-phoi-tai-nha/
Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Sắc Đẹp & Sức Khỏe

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điểm danh 12 loại sản phẩm có chứa vitamin A chống già, mờ nếp nhăn hiệu quả nhất- ELLE VN

Top 5 loại kem che khuyết điểm tuyệt vời cho làn da tối màu

Các bạn trẻ lăng xê nhiệt tình cho túi "cắp nách" và họa tiết kẻ caro